Mức điểm sàn dành cho hệ cao đẳng thấp hơn điểm sàn ĐH 3 điểm, tương ứng với từng khối thi.
Mức điểm sàn này được áp dụng đối với học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm. Những thí sinh có tổng điểm dưới sàn sẽ không được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường đại học.
Trao đổi với báo chí ngay sau khi công bố điểm sàn, Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Bùi Văn Ga cho biết, có ba phương án điểm sàn được đưa ra. Phương án 1 là các khối cùng 13 điểm; phương án 2 giữ nguyên mức điểm sàn như năm ngoái, khối A, D là 13 và khối B, C là 14 điểm. Còn phương án 3 là khối B lấy 15 điểm vì khối này điểm cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên, qua phân tích thấy rằng, phương án 1 sẽ khiến số lượng dôi ra so với chỉ tiêu cần quá lớn, phương án 3 cũng không ổn vì dù điểm cao nhưng số lượng ảo khối B cũng nhiều. Do đó, Hội đồng điểm sàn quyết định phương án 2. Với phương án này, Bộ đã tính mức dư dôi rất lớn so với chỉ tiêu, khối A và C mức dư là 1,6 lần; khối D là 2 lần và khối B dư tới 21 lần.
Theo tính toán của Bộ GD & ĐT, với mức điểm sàn nêu trên năm nay có 415.282 thí sinh có điểm thi đại học trên điểm sàn, trong khi đó chỉ tiêu là 266.631. Trong số thí sinh có tổng điểm trên sàn, có 206.302 thí sinh có cơ hội trúng tuyển NV1 và có 208.980 thí sinh có điểm thi trên sàn nhưng trượt NV1. Như vậy, số thí sinh trượt NV1 sẽ thử sức tiếp ở NV 2, 3
(theo cand)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét